Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phức tạp, việc tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp là cần phải nắm được phân tích tài chính là gì và sẽ phải xây dựng các phương pháp thực hiện ra sao. Đây cũng được xem là công cụ giúp các nhà đầu tư hiểu rõ về sức khỏe tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào và ra quyết định đầu tư phù hợp. Trong bài viết này, hãy cùng Zilcode tìm hiểu chi tiết về khái niệm, vai trò và các phương pháp phân tích đúng chuẩn nhé!
Phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính (Financial Analysis) là hoạt động sử dụng các phương pháp tính toán, phân tích và đánh giá các chỉ số về tài chính của một doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định.
Qua đó, người phân tích sẽ đưa ra các phán đoán chi tiết và dự báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tăng trưởng hay suy giảm trong tương lai để vạch ra phương án giải quyết tối ưu.
Các yếu tố trong phân tích tài chính là gì?
Là một công cụ quan trọng hỗ trợ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm rất nhiều chỉ số và báo cáo khác nhau. Do đó, phân tích tài chính sẽ có những yếu tố sau:
Phân tích tài sản, vốn, dòng tiền
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích các rủi ro tiềm ẩn
Phân tích và nhận định tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm phân tích tài chính là gì, tiếp theo bài viết này, chúng ta cần biết được có những phương pháp hỗ trợ phân tích nào.
Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất hiện nay giúp làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu. Khi phân tích theo phương pháp so sánh, bạn nên:
Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước đó để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Số liệu này thường được tổ chức từ 3 - 5 năm liền kề.
Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành.
Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được mục tiêu tài chính trong năm không.
Phương pháp loại trừ
Trong một số trường hợp, phương pháp này được áp dụng để phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá ảnh hưởng của từng yếu tố đối với chi tiêu tài chính. Với phương pháp loại trừ, người phân tích có thể xác định được yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng sinh lời của tài sản, từ đó phát hiện ra những lợi thế hoặc khuyết điểm trong hoạt động kinh doanh và đề xuất hướng đi trong giai đoạn tới.
Phương pháp cân đối liên hệ
Các báo cáo tài chính thường thể hiện sự cân đối trong nhiều khía cạnh, bao gồm cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả, cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cũng như cân đối giữa các yếu tố tăng và giảm... Những cân đối này thường được mô tả như sau:
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào – Dòng tiền ra
Dựa trên những cân đối cơ bản này, người phân tích có thể đánh giá sự ảnh hưởng của từng yếu tố đối với biến động của chỉ số phân tích và có những đánh giá chi tiết hơn.
Phương pháp phân tích tương quan
Các con số trong báo cáo tài chính thường thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng. Ví dụ, doanh thu (trong báo cáo lãi lỗ) thường có liên quan đến các khoản nợ phải thu từ khách hàng. Đối với hàng tồn kho (trong bảng cân đối kế toán) sẽ có mối liên kết với doanh số bán hàng.
Thông thường, khi doanh thu tăng, số nợ phải thu từ khách hàng cũng có thể tăng lên, hoặc tăng doanh thu có thể dẫn đến nhu cầu tăng dự trữ hàng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
>> Xem ngay: Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính đơn giản
Mục tiêu phân tích tài chính
Phân tích tài chính có thể được chia thành các mục tiêu cụ thể đối với từng đối tượng sử dụng như sau:
Đối với đơn vị cung cấp tín dụng
Người cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn. Họ có thể là ngân hàng, công ty tài chính, nhà đầu tư,... Có hai loại tín dụng phổ biến mà các nhà cung cấp tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp, đó là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
Đối với các khoản tín dụng ngắn hạn, người cấp tín dụng sẽ quan tâm đến điều kiện tài chính hiện hành, khả năng hoán chuyển thành tiền của tài sản lưu động và tốc độ quay vòng của các tài sản đó. Ngược lại, đối với các khoản tín dụng dài hạn, nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn, như: dự đoán các dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn cũng như các nguồn lực đảm bảo khả năng đáp ứng các khoản thanh toán cố định (tiền lãi, trả nợ gốc..) trong tương lai.
Ngoài ra, người cung cấp tín dụng dù là ngắn hạn hay dài hạn đều quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn vì cấu trúc nguồn vốn mang tiềm ẩn rủi ro và an toàn đối với người cho vay.
Từ việc đánh giá các yếu tố trên, đơn vị cung cấp tín dụng có thể đưa ra quyết định về việc cho doanh nghiệp vay vốn hay không và mức độ rủi ro của khoản vay.
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp
Khi thực hiện việc phân tích toàn diện tất cả các khía cạnh của phân tích tài chính, từ cấu trúc tài chính đến hiệu suất và rủi ro của doanh nghiệp. Việc giải quyết những thách thức này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh và thiết lập các chính sách tài trợ thích hợp mà còn dự báo hoạt động của doanh nghiệp từ góc nhìn của các nhóm phân tích khác nhau.
Đối với chủ sở hữu doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cụ thể, vai trò của chủ sở hữu và vai trò quản lý có thể được phân chia rõ ràng. Việc này thường dẫn đến sự không đồng tâm giữa quan điểm của người sở hữu và người quản lý doanh nghiệp. Thông thường, chủ sở hữu quan tâm chủ yếu đến khả năng sinh lời từ vốn đầu tư của mình, việc nâng cao phần vốn sở hữu và cách thu nhập lợi nhuận từ đầu tư của họ. Do đó, phân tích tài chính từ góc độ của người sở hữu thường có tính chất tổng hợp.
>> Khám phá: Phần mềm kế toán là gì? Lợi ích của phần mềm kế toán mang lại
Vai trò của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp
Việc đánh giá tài chính doanh nghiệp có vai trò mang đến các góc nhìn khác nhau cho mỗi đối tượng, cụ thể:
Nhà đầu tư
Khi phân tích tài chính, các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt đến các chỉ số tài chính như lợi nhuận, tỷ suất sinh lời và cơ hội đầu tư. Qua đó, họ có thể đưa ra các nhận định, đánh giá và quyết định thông minh về việc đầu tư hoặc rút vốn từ doanh nghiệp.
Các bên cung cấp tín dụng
Dù là ngắn hạn hay dài hạn, để đánh giá khả năng thanh toán, các tổ chức cung cấp tín dụng thường sử dụng các chỉ số liên quan đến lợi nhuận, thanh khoản và các yếu tố khác để đánh giá tình trạng sức khỏe kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc này, họ có thể xem xét và quyết định liệu nên cấp vốn cho doanh nghiệp hay không. Nếu có thì mức vốn và thời hạn vay là bao lâu.
Nhà quản trị doanh nghiệp
Đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá hiệu suất kinh doanh, xác định điểm mạnh và điểm yếu. Kết quả phân tích tài chính của doanh nghiệp không chỉ là nền tảng để thực hiện dự báo tài chính mà còn là cơ sở cho các quyết định quan trọng của nhà quản trị tài chính. Những quyết định này bao gồm quyết định đầu tư và quyết định về nguồn vốn và đều phải được đưa ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Cơ quan Nhà nước
Cơ quan Nhà nước sử dụng phân tích tài chính để đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp và thị trường, đồng thời kiểm soát và đảm bảo tuân thủ các quy định về tài chính và thuế. Thông qua phân tích, họ có thể đưa ra các biện pháp chính sách hỗ trợ hoặc can thiệp khi cần thiết.
Người lao động
Đối với người lao động, việc thực hiện quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp cung cấp cái nhìn về ổn định và bền vững của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quyết định về việc làm, chế độ lương và các lợi ích khác. Thông qua thông tin này, họ có thể đánh giá rủi ro và ổn định của việc làm trong doanh nghiệp.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, việc ứng dụng nền tảng không mã (Nocode) - Zilcode giúp doanh nghiệp tổng hợp các thông tin phân tích tài chính chuẩn xác với trình kéo thả không cần viết mã nhanh chóng, đơn giản… Zilcode được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ sử dụng, ngay cả với những người không có kiến thức về lập trình. Chỉ cần kéo thả các thành phần, doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các báo cáo phân tích tài chính chuyên nghiệp.
Tóm lại, phân tích tài chính là công việc cực kỳ quan trọng và cần được tiến hành cẩn thận trước mỗi dự án hay ý định đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, việc hiểu phân tích tài chính là gì và các phương pháp phân tích là điều cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ đến lớn. Hy vọng rằng, bài viết này của Zilcode sẽ hữu ích đến bạn và đừng quên liên hệ cho chúng tôi qua hotline: (+84) 985686063 hoặc qua Fanpage Zilcode để được hỗ trợ và tư vấn các giải pháp quản trị tối ưu bằng lập trình không mã.
Bài viết liên quan:
Quản trị rủi ro là gì? Quy trình và cách kiểm soát rủi ro hiệu quả
Comments