top of page
Ảnh của tác giảMinh The

Zilcode, nền tảng xây dựng ứng dụng mà không cần viết code - Chia sẻ của người dùng

Đã cập nhật: 28 thg 6


Công ty Orit mà tôi với Hùng đang quản lý là 1 công ty có thể gọi là quy mô "siêu nhỏ". Số lượng nhân viên văn phòng khoảng 20 người - doanh thu dưới 10 tỷ một năm.

Làm dịch vụ nhân sự nên bọn tôi nhận ra 1 số điểm "bất cập" của Doanh nghiệp như bên tôi & cả bên khách hàng như sau:


1. Dù là Doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì đều có mong muốn đầu tư một phần mềm quản trị toàn bộ hệ thống quy trình quản lý của Doanh nghiệp cho riêng mình với đầy đủ các chức năng từ việc: Quản lý Nhân sự - Hành chính (Tuyển dụng, chấm công, tính lương, bảo hiểm, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng lao động, quản lý thông tin cá nhân của nhân sự…) - Tài chính nội bộ - Quản lý sản xuất, kho bãi,…


Xem thêm:


2. Nếu không có phần mềm quản trị với quy trình đồng bộ dẫn đến doanh nghiệp rất “phụ thuộc” vào nhân viên: kế toán, nhân sự… nếu họ giận dỗi, nghỉ ngang… là coi như người mới dù nhận bàn giao cũng chỉ biết nhắm mắt mà nhận lại, chắc chắn không thể nắm được 100% việc người cũ đã làm. Đội ngũ quản lý lãnh đạo nhiều lúc cũng hoàn toàn chỉ biết xem báo cáo của nhân sự đưa lên còn không thể hiểu thực tế chi tiết vì sao dẫn đến số liệu đó và thậm chí còn phải phụ thuộc người phụ trách họ có báo cáo hay không- không đưa báo cáo là lại phải “xin” phải “giục”. Báo cáo cũng có thể dồn lại làm cấp tập sau 1 tháng, 1 quý, 1 năm nên cũng không kiểm soát được độ chính xác


3. Và kể cả khi đã chấp nhận bỏ chi phí đầu tư phần mềm quản trị với số tiền lớn thì cũng chưa chắc làm xong là doanh nghiệp dùng ổn định mãi mãi. Vì trong quá trình quản lý vận hành còn rất nhiều yếu tố phát sinh, thay đổi… như quy chế, quy định của nhà nước, điều kiện điều khoản của khách hàng, cơ cấu tổ chức… doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt buộc phải có sự linh hoạt trong quản lý để “chiều” các bên, do đó sẽ liên tục phát sinh việc phải chỉnh sửa 1 số tính năng trên phần mềm


4. Cũng khẳng định chắc chắn nếu không có phần mềm quản trị thì toàn bộ hồ sơ dữ liệu của các doanh nghiệp chỉ là các file word, excel chiếm đến 90% tài liệu, mỗi người giữ 1 file, lúc nhập bản này, lúc có thể nhầm sang bản khác, hoặc link với nhau bằng các tính năng không chuyên nghiệp dẫn đến dữ liệu bị nhầm, bị thiếu. Cũng không có gì đảm bảo khi chưa sử dụng phần mềm mà công ty có 1 hệ thống quản lý dữ liệu, tài liệu nghiêm chỉnh: luôn sẽ xảy ra những vấn nạn như kiểu thất lạc hồ sơ, giấy tờ, hỏng máy tính nên không còn dữ liệu, rồi nhỡ tay nhầm nên sửa, xóa…, rồi lúc nào rảnh thì làm, bận thì thôi xếp xó…


5. Nếu không có phần mềm quản trị, các file tài liệu quản lý của doanh nghiệp bằng excel, word do mỗi cá nhân quản lý độc lập, thiếu sự chia sẻ thông tin dẫn đến mất thời gian nhập liệu, tăng số lượng nhân viên quản lý tốn kém chi phí cho doanh nghiệp


Vì các yếu tố trên thì khẳng định 100% doanh nghiệp nào cũng muốn có 1 phần mềm quản trị đầy đủ hệ thống quy trình quản lý cho riêng mình ngay từ khi bắt đầu start-up công ty. Nhưng hiện tại trên thị trường doanh nghiệp chỉ có 1 số giải pháp:

  1. Một là phải bỏ ra số tiền tối thiểu từ 500tr đến hằng tỷ đồng để thuê 1 công ty phần mềm chuyên nghiệp viết cho doanh nghiệp mình 1 sản phẩm phần mềm theo yêu cầu đặc thù của doanh nghiệp. Với chi phí này các doanh nghiệp nhỏ & vừa chưa thực sự đã đủ điều kiện để đầu tư

  2. Hai là Doanh nghiệp phải đi mua những phần mềm bán sẵn nhỏ lẻ, mỗi loại tầm vài chục triệu/ phần mềm nhỏ để sử dụng cho từng công đoạn công việc. Việc này có thể giải quyết ổn thỏa ở 1 khâu, 1 bộ phận nào đó, nhưng nó không có sự liên kết cho cả 1 quy trình, và chỉ cần 1 yếu tố nào đó là có thể dẫn đến không sử dụng được (ví dụ có thể dẫn đến việc nhập liệu trùng lặp… người lao động ngại bất tiện, phức tạp… nên phản đối không dùng)

  3. Ba là Doanh nghiệp có thể bỏ tiền thuê các phần mềm quản trị của các doanh nghiệp có uy tín như kiểu Misa, Base… nhưng không phải là những giải pháp trọn vẹn cho doanh nghiệp. Mỗi phần mềm cho thuê được tính với giá khoảng 10~20tr/năm, nếu thuê đủ các quy trình thì doanh nghiệp cũng phải chi trả ít nhất 200tr/năm


Nhược điểm lớn nhất của loại hình cho thuê này là Doanh nghiệp bắt buộc phải theo form, biểu, báo cáo, quy trình có sẵn của phần mềm, gần như không thể thay đổi, điều chỉnh theo ý và nếu có làm được thì cũng phải trả một chi phí không hề nhỏ.

Sau tất cả những lý do kể trên, khi sử dụng phần mềm no-code sẽ giúp xử lý trọn vẹn các nhược điểm và vấn đề mà Doanh nghiệp đang cần. Trong đó ZilCode là một trong những nền tảng xuất sắc nhất mà chúng tôi đã sử dụng với các ưu điểm vượt trội sau
Zilcode, your no-code platform

  1. Zilcode là một loại công cụ tạo ra các phần mềm theo nguyên lý no-code (không cần Code, không cần IT, không cần lập trình mà vẫn có thể tạo ra phần mềm theo ý mình). Chỉ cần đọc tài liệu hướng dẫn và làm theo từng bước quy trình, với công cụ Zilcode ai cũng có thể trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

  2. Zilcode đã xây dựng sẵn các phần mềm tiêu chuẩn (template apps) quản lý các quy trình căn bản của doanh nghiệp như: Hệ thống quản lý Nhân sự, Quản lý sản xuất, Quản lý Kho hàng, Quản lý Tài chính kế toán nội bộ… theo quy chuẩn để doanh nghiệp có thể sử dụng được luôn, không cần phải lập trình.

  3. Nếu các Modules quản trị kể trên chưa phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp thì Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự mình sửa đổi, thêm bớt theo nhu cầu cho phù hợp (nhu cầu chỉnh sửa đơn giản, không lớn thì Doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu tài liệu hướng dẫn để thực hiện- với nhu cầu phức tạp hoặc doanh nghiệp không bố trí nhân sự để thực hiện được thì có thể thuê chuyên gia của Zilcode làm với mức chi phí rẻ hơn từ 50% đến 70% so với thị trường).

  4. Doanh nghiệp có thể thuê phần mềm Zilcode theo tháng- mức giá từ chưa tới triệu đồng trở lên tùy quy mô của doanh nghiệp với đầy đủ tính năng quản lý cơ bản, một điều không bao giờ có được ở những phần mềm khác.


Kết luận


Phần mềm no-code là một khái niệm không còn mới lạ trên thế giới nhưng đáng ngạc nhiên là chưa được biết đến và áp dụng nhiều ở Việt Nam. Chính vì thế tôi muốn chia sẻ các trải nghiệm tuyệt vời này tới cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

120 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page