Sự khác biệt giữa Low Code vs No Code platforms
top of page

Sự khác biệt giữa Low Code vs No Code platforms

Updated: Feb 28



Hiện nay, công nghệ thông tin (CNTT) đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh doanh, giáo dục, y tế đến giải trí. Tuy nhiên, việc phát triển phần mềm CNTT vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều người, bởi đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập trình chuyên sâu. Chính vì vậy, các công nghệ Low Code vs Nocode Platforms đã ra đời và mang đến một giải pháp mới đầy hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng ZILCODE tìm hiểu chi tiết sự khác nhau giữa hai thuật ngữ này như thế nào nhé!


MỤC LỤC

 

Low Code là gì?


Low Code là một phương pháp phát triển phần mềm mà trong đó, bạn cần ít hoặc không cần sử dụng mã hóa để xây dựng các ứng dụng và quy trình. Thay vì phải thao tác với các ngôn ngữ lập trình phức tạp, bạn có thể sử dụng một giao diện trực quan cùng với các khối logic cơ bản, kéo và thả đơn giản.


Vì vậy, ngay cả những người dùng không có kiến thức nâng cao về mã hóa hoặc phát triển phần mềm cũng có thể sử dụng những kỹ thuật trực quan này để xây dựng phần mềm cho các mục đích khác nhau, ví dụ như tạo ứng dụng di động hoặc dành cho doanh nghiệp.


Ưu điểm

  • Tốc độ: Bạn có thể tạo ứng dụng cho nhiều nền tảng đồng thời trong ngày hoặc thậm chí vài giờ.

  • Nhiều tài nguyên: Bạn có thể sử dụng lại các thành phần, module và tích hợp các hệ thống có sẵn để xây dựng ứng dụng mới một cách nhanh chóng.

  • Rủi ro thấp/ROI cao: Với quy trình bảo mật tốt, tích hợp dữ liệu và hỗ trợ đa nền tảng đã được tích hợp sẵn, có thể dễ dàng tùy chỉnh giúp bạn hạn chế rủi ro và có nhiều thời gian tập trung vào doanh nghiệp.

Nhược điểm

  • Có thể sẽ cần yêu cầu một số kiến thức về ngôn ngữ lập trình.

  • Phức tạp hơn so với Nocode.

  • Cần đào tạo cho nhân viên để sử dụng nền tảng.

low code
Low Code là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp

Nocode là gì?


Nocode là một nền tảng lập trình sử dụng giao diện phát triển trực quan cho phép người dùng tạo ứng dụng nào đó cụ thể mà không cần có kiến thức về lập trình một cách dễ dàng. Trình tạo ứng dụng Nocode thường sử dụng các chức năng kéo và thả tương tự như các công cụ xây dựng đồ họa khác để hợp lý hóa quá trình phát triển và giúp nhiều người dùng có thể truy cập được.


Ưu điểm

  • Dễ dàng sử dụng: Giao diện trực quan và thân thiện giúp người dùng nhanh chóng làm quen và tạo ra các sản phẩm mà họ cần.

  • Tiết kiệm thời gian: Với Nocode, người dùng không cần thực hiện viết mã và xây dựng từng bước. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và người dùng có thể tập trung vào việc thiết kế, cấu hình và tối ưu hóa.

  • Tích hợp dễ dàng: Nhiều nền tảng Nocode đã tích hợp sẵn các kết nối với các dịch vụ bên ngoài như API, cơ sở dữ liệu, dịch vụ đám mây và nhiều hệ thống khác.

  • Khả năng đổi mới nhanh chóng: Với Nocode, bạn có thể thử nghiệm và thay đổi ý tưởng nhanh chóng mà không cần phải viết lại mã hay thay đổi cấu trúc phức tạp. Điều này giúp tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến hiện có một cách linh hoạt.

  • Sự linh hoạt và thích nghi: Nocode cho phép người dùng tạo ra các giải pháp tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ mà không cần phải phụ thuộc vào các nhà phát triển chuyên nghiệp.

Nhược điểm

  • Dự án dễ phụ thuộc vào nền tảng.

  • Một số hạn chế về chức năng.

  • Người dùng phải hiểu rõ hơn về nền tảng họ sử dụng có đáp ứng được nhu cầu của mình không.

  • Có thể dẫn đến các vấn đề về công nghệ bị bỏ qua.

nocode lập trình không mã
Nocode giúp bạn lập trình không cần code

Sự khác biệt giữa Low Code và Nocode

Hiện có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa hai phương pháp Low Code vs Nocode này. Dưới đây là những đặc điểm chi tiết giúp bạn dễ dàng nhận dạng:


Đối tượng sử dụng

Low Code thường hướng đến các nhà phát triển chuyên nghiệp có kiến thức và kỹ năng lập trình vững chắc, có thể tự do sáng tạo và phát triển các ứng dụng phức tạp. Bằng cách sử dụng các công cụ Low Code để tự động hóa các tác vụ lập trình cơ bản, họ có thể tiết kiệm được thời gian thực hiện một cách đáng kể. Ví dụ: Các nhà phát triển phần mềm, các nhà phân tích kinh doanh, các nhà khoa học dữ liệu, các nhà thiết kế giao diện người dùng,...


Trong khí đó, Nocode nhắm đến những người dùng kinh doanh và không phải là kỹ thuật, có thể không có kiến thức lập trình chuyên sâu. Họ dùng Nocode để tạo ra các ứng dụng quản lý nhân sự, phần mềm quản lý nhân sự tiền lương,... đơn giản và dễ sử dụng cho các mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận, các nhóm không phải là kỹ thuật,...


Các trường hợp sử dụng

Nocode là một nền tảng phát triển mạnh mẽ và linh hoạt cho việc tạo ra các trang web, ứng dụng từ cơ bản đến phức tạp. Điều này giúp các doanh nghiệp phát triển các ứng dụng nội bộ, quản lý và tổ chức thông tin một cách hiệu quả. Bằng cách sử dụng các công cụ được tích hợp sẵn, bạn có thể dễ dàng tạo ra các báo cáo thống kê, biểu đồ trực quan và bảng điều khiển để theo dõi và phân tích dữ liệu một cách thuận tiện.


Nền tảng Low Code mang đến khả năng tạo ra các ứng dụng có độ phức tạp cao hơn. Bên cạnh đó, Low Code còn cho phép tích hợp dễ dàng với các ứng dụng và giao diện lập trình ứng dụng từ bên ngoài, giúp tạo ra những ứng dụng có nhiều tài nguyên và chức năng khác nhau.


>> Phân tích: So sánh nocode và phần mềm truyền thống, nên dùng nền tảng nào?


low code vs nocode platform
Low Code vs Nocode đều có những ưu nhược điểm riêng biệt

Hệ thống đóng và mở

Low Code là một hệ thống mở cho phép người dùng mở rộng các chức năng thông qua mã lệnh giúp mang đến sự linh hoạt và khả năng tái sử dụng cao hơn.

Nocode là một hệ thống đóng và chỉ có thể mở rộng thông qua các bộ tính năng mẫu. Do đó, nó sẽ bị hạn chế ở một số trường hợp sử dụng và truy cập vào các plugin và tích hợp sẵn.


Phạm vi kiến thức

Trong việc hỗ trợ khả năng mở rộng và tương thích đa nền tảng, Low Code có phần vượt trội hơn so với Nocode. Nocode có độ mở rộng ít hơn về tiềm năng giới hạn trong việc kết nối với các hệ thống cổ điển hoặc tích hợp với các nền tảng khác.


>> Tìm hiểu: So sánh Nocode platform và CMS, nền tảng nào tốt hơn?


Low Code và Nocode, nền tảng nào tốt hơn?

Nếu bạn đang phát triển các ứng dụng vô cùng đơn giản và ít sự tùy chỉnh thì Low Code được xem là sự lựa chọn tốt nhất. Với Low Code, bạn có thể tạo ra các ứng dụng có khả năng đáp ứng và thân thiện với người dùng.


Bên cạnh đó, Low Code vẫn đòi hỏi một ít kiến thức về lập trình nên bạn có thể an tâm rằng những người tạo ra ứng dụng cho bạn sẽ thực hiện một cách chính xác, it rủi ro về mặt bảo mật hoặc vi phạm các quy định.


nocode hay low code
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn phương pháp phù hợp

Dù vậy, với Nocode, bạn có thể tạo ra các ứng dụng mà không cần viết bất kỳ dòng mã nào. Bằng cách sử dụng các công cụ Nocode, bạn được phép kéo và thả các thành phần, tạo giao diện và cấu trúc ứng dụng một cách trực quan. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người không chuyên mà vẫn có thể tạo ra các ứng dụng thú vị và hữu ích.


Tóm lại, xu hướng sử dụng Low Code vs Nocode Platforms đã và đang trở nên phổ biến bởi sự hữu ích và hiệu quả của nó. Doanh nghiệp mới thành lập hay các vừa và nhỏ đã có thêm sự một lựa chọn để cân bằng trong bài toán chi phí. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của ZilCode để cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất nhé!

133 views0 comments
bottom of page