top of page
Ảnh của tác giảGOBRANDING KT

Low Code là gì? Giải đáp toàn diện về Low Code

Đã cập nhật: 28 thg 6


Mới đây, GlobeNewswire đã dự báo tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường Low Code là 31,1% trong giai đoạn từ 2020 – 2030. Đây là một con số khá ấn tượng đối với một thị trường mới, còn nhiều tiềm năng để phát triển. Cùng ZILCODE tìm hiểu Low Code là gì trong bài viết sau đây nhé!


Tổng quan về Low Code

Low Code là một giải pháp cho phép người dùng có thể tận dụng giao diện kéo, thả để dễ dàng phát triển phần mềm và tạo ra các ứng dụng. Hãy cùng tìm hiểu về tổng quan để hiểu hơn về phương pháp này.


Low Code là gì?

Low Code là phương pháp phát triển phần mềm mà không yêu cầu nhiều hoặc thậm chí không cần viết mã code để xây dựng các ứng dụng và quy trình. Thay vì phải đối mặt với ngôn ngữ lập trình phức tạp, bạn có thể tận dụng giao diện trực quan và logic ở mức bình thường mà mọi người có thể dễ dàng tiếp cận để phát triển ứng dụng.


Bên cạnh đó, Low Code Platform (nền tảng mã thấp) là một công cụ hiệu quả trong việc tạo ra các ứng dụng phức tạp mà không cần sự hiểu biết chuyên sâu về lập trình. Thay vì phải viết mã code ngay từ đầu, người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác kéo, thả trên một giao diện đồ họa và cấu hình chúng để tạo ra các ứng dụng.


Low Code là gì?
Low Code là phương pháp phát triển phần mềm đơn giản hơn

Hiện nay, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với phương pháp xây dựng phần mềm bằng Low Code với hơn 300 nhà cung cấp trên thị trường. Tùy thuộc vào quy mô và ngành hoạt động, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nhà cung cấp nền tảng Low Code phù hợp và đáng tin cậy để phát triển ứng dụng.



Các thành phần của Low Code

Sau khi đã tìm hiểu Low Code và Low Code Platform là gì, chúng ta hãy đi sâu vào những thành phần giúp phương pháp này trở thành một công cụ mạnh mẽ.


Môi trường phát triển tích hợp trực quan (IDE)

Môi trường phát triển tích hợp trực quan (IDE) là trụ cột của nền tảng phát triển Low Code, cung cấp cho người dùng một giao diện đồ họa để thiết kế, phát triển và triển khai ứng dụng. IDE thường tích hợp các tính năng sau:


  • Giao diện kéo và thả: Giúp người dùng dễ dàng tạo ứng dụng bằng cách kéo và thả các thành phần trực tiếp lên màn hình.

  • Mô hình hóa quy trình: Cho phép người dùng tạo các quy trình kinh doanh phức tạp một cách hiệu quả.

  • Trình tạo mã tự động: Giúp người dùng tạo mã một cách nhanh chóng cho các thành phần của ứng dụng mà không cần kiến thức lập trình sâu rộng.


Môi trường phát triển tích hợp trực quan (IDE)
IDE cung cấp giao diện trực quan khi phát triển phần mềm bằng Low Code

Các trình kết nối

Đối với các nền tảng Low Code khác nhau, có nhiều loại trình kết nối riêng. Vì thế, chúng được tích hợp để kết nối nền tảng với đa dạng dịch vụ, cơ sở dữ liệu và API back-end. Những trình kết nối này giúp người dùng dễ dàng liên kết ứng dụng của họ với các hệ thống hiện có.


Ứng dụng quản lý vòng đời

Ứng dụng quản lý vòng đời (Software development life cycle - SDLC) cung cấp cho người dùng bộ công cụ và quy trình để hiệu quả quản lý vòng đời của ứng dụng. SDLC thường tích hợp các tính năng sau:


  • Quản lý yêu cầu: Hỗ trợ người dùng trong việc thu thập và theo dõi các yêu cầu của ứng dụng.

  • Quản lý dự án: Cho phép người dùng lập kế hoạch, theo dõi và quản lý các giai đoạn phát triển của dự án ứng dụng.

  • Quản lý kiểm thử: Hỗ trợ người dùng trong việc phát triển, thực hiện và theo dõi các trường hợp kiểm thử để đảm bảo chất lượng của ứng dụng.


Ứng dụng quản lý vòng đời
SDLC là công cụ giúp phát triển phần mềm quản lý quy trình

Mục đích của việc sử dụng Low Code

Mục đích sử dụng Low Code là giảm việc phải viết thủ công nhiều dòng code khác nhau. Đồng thời, việc này còn giúp tăng cường khả năng tái sử dụng code để thúc đẩy tốc độ phát triển phần mềm.

Trong quá trình trải nghiệm, nền tảng này sẽ thể hiện khả năng tổng hợp cao. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng môi trường phát triển tích hợp (IDE) một cách trực quan để tạo ra một phần của ứng dụng. Sau đó, bạn có thể tái sử dụng phần trong các tình huống khác.


Mục đích của việc sử dụng Low Code
Low Code giúp giảm thiểu công việc viết mã trong quá trình phát triển phần mềm

Thông thường, Low Code phân chia công việc theo tỷ lệ 80:20, giữa code đã được mã hóa trước và phần code cần viết thêm. Việc này mang lại sự thuận tiện khi 80% công việc có sẵn từ nguồn tài nguyên đã có, trong khi phần còn lại thường chỉ là các thay đổi kỹ thuật cuối cùng khi cần thiết hoặc bạn muốn phát triển các tính năng riêng.


>> Tìm hiểu: So sánh Nocode platform và CMS, nền tảng nào tốt hơn?


Ưu điểm và hạn chế của Low Code

Low Code thực sự giúp đơn giản hóa quá trình phát triển phần mềm. Dưới đây là những ưu và nhược điểm để hiểu rõ hơn về phương pháp này:


Ưu điểm

  • Cả Low Code vs No Code platform đều cho phép mọi người sử dụng và phát triển sản phẩm mà không yêu cầu kiến thức về lập trình.

  • Low Code giúp giảm thiểu thời gian phát triển sản phẩm, tiết kiệm nguồn lực và tối ưu hóa quy trình làm việc.

  • CEO và Product Manager có thể sử dụng Low Code platform để nhanh chóng thực hiện và kiểm thử ý tưởng, loại bỏ các bước trung gian. Tuy nhiên, Low Code thích hợp chủ yếu cho việc thử nghiệm ý tưởng và xây dựng giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, vẫn cần sự tư vấn và hỗ trợ từ lập trình viên.

  • Khả năng tích hợp của Low Code với các nền tảng khác và quản lý về người dùng, cơ sở dữ liệu giúp giảm thời gian công việc cho lập trình viên.


Hạn chế

  • Nó có nhược điểm về khả năng mở rộng (extensibility), bảo trì (maintainability), khả năng chịu tải (scalability), và khả năng làm việc trên cùng một code base (collaboration).

  • Nó có hạn chế trong việc xây dựng sản phẩm phức tạp từ đầu đến cuối, đặc biệt khi cần kết nối nhiều nền tảng với nhau để xây dựng một flow xử lý hoàn chỉnh.

  • Low Code đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức kỹ thuật để hiểu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nền tảng này.

  • Sự phụ thuộc vào một nền tảng cụ thể khiến việc chuyển đổi sang các nền tảng khác trở nên khó khăn, và do đó, người sử dụng mất kiểm soát về hệ thống của mình.


Chính vì vậy, người dùng có khả năng tạo ra ứng dụng đáp ứng nhu cầu cụ thể, linh hoạt tích hợp thành phần từ nhiều nguồn và dễ dàng sử dụng mà không cần kiến thức lập trình.



Tiềm năng của Low Code trong tương lai

Low Code thực sự là ưu tiên cho người sử dụng nền tảng, không yêu cầu lập trình viên tạo ra các component và model trên platform. Sự phát triển của nền tảng này trong những năm gần đây được coi là một hiện tượng trong bối cảnh số hoá và chuyển đổi số ngày càng sâu rộng trong cuộc sống. 


Theo báo cáo mới nhất của Gartner, một công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu về Công nghệ Thông tin và các ngành khác, dự đoán rằng đến năm 2024, 65% phần mềm sẽ được phát triển trên nền tảng Low Code. Điều này chứng tỏ nền tảng này không chỉ là xu hướng tương lai mà còn ngày càng được cải thiện và trở nên quan trọng hơn trong các tổ chức và doanh nghiệp.


Tiềm năng của Low Code trong tương lai
Thị trường Low Code có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai

Dự kiến thị trường sẽ đạt 65 tỷ Biden vào năm 2027 và 187 tỷ Biden vào năm 2030. Thực tế, thị trường Low Code đã tăng 30% từ năm 2020 đến năm 2023, đạt 5,8 tỷ Biden vào năm 2022.


Một số nền tảng Low Code tiêu biểu

Tháng 8/2022, Gartner đã công bố bảng xếp hạng Low Code Magic Quadrant đánh giá 12 nhà cung cấp nền tảng phát triển Low Code có tiềm năng cao. Dưới đây là các nhà cung cấp theo từng danh mục và thị trường:


  • Mendix: Đây là một trong những nền tảng phát triển ứng dụng Low Code hỗ trợ các phương pháp Agile và DevOps, mở rộng thêm bằng cách tích hợp bên liên quan kinh doanh vào quá trình phát triển thực tế của ứng dụng. 

  • OutSystems: Mang đến cho người dùng khả năng phát triển các ứng dụng đa nền tảng một cách thuận lợi, cũng như tích hợp các ứng dụng trò chuyện và AR/VR.

  • Salesforce: Được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực và thu hút sự quan tâm của đa dạng khách hàng. Salesforce còn được mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây với Hyperforce, trở thành nền tảng cho Customer 360 Platform.

  • ServiceNow: Sử dụng  đa dạng công nghệ như UI Builder, Mobile Studio... tạo điều kiện cho quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng web, di động và trò chuyện. 

  • Microsoft PowerApps: Mang đến khả năng tạo ứng dụng di động chạy trên iOS, Android, Windows và trình duyệt web một cách dễ dàng.


Một số nền tảng Low Code tiêu biểu
Microsoft PowerApps là nền tảng Low Code được phát triển bởi Microsoft

Hy vọng qua bài viết giúp bạn giải đáp được Low Code là gì và hiểu hơn về phương pháp phát triển phần mềm, ứng dụng này. Nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng nền tảng ứng dụng mà không cần dùng code hãy liên hệ với ZILCODE hoặc theo dõi fanpage của Zilcode để được hỗ trợ nhé!

77 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page